Thứ Năm, 23 tháng 8, 2018

Bệnh viêm loét dạ dày Triệu chứng và phương pháp điều trị

Viêm loét dạ dày là căn bệnh mà ngày càng nhiều người mắc phải. Căn bệnh này rất nguy hiểm, bởi nó rất dễ tái phát và gây ra nhiều biến chứng khác.
Bệnh viêm loét dạ dày được chẩn đoán thông qua các vết loét gây đau ở niêm mạc dạ dày hoặc ở phần đầu ruột (tá tràng). Vậy bệnh gây ra những triệu chứng gì và cách điều trị bệnh viêm dạ dày ra sao?

1. Triệu chứng của loét dạ dày

Triệu chứng chính của loét dạ dày là cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị (từ rốn đến lồng ngực). Cảm giác này có thể khác nhau về cường độ và thay đổi từ thời điểm bạn thức dậy tới khi đi ngủ. Loét dạ dày giai đoạn đầu thường không có triệu chứng nhất định.
Theo https://hellobacsi.com/chuyen-de/viem-da-day/benh-viem-loet-da-day-trieu-chung-va-phuong-phap-dieu-tri
Sau đây là một số triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày thường gặp:
  • Mất cảm giác thèm ăn;
  • Buồn nôn;
  • Phân có máu hoặc màu tối;
  • Sụt cân đột ngột không rõ lý do;
  • Khó tiêu;
  • Nôn mửa;
  • Tức ngực.

Phương pháp chữa trị

Hiện nay có rất nhiều thuốc điều trị viêm dạ dày nhưng hầu hết chỉ là biện pháp tạm thời có tác dụng ngăn chặn tình trạng xấu đi. Bạn có thể áp dụng các phương pháp tự nhiên điều trị tại nhà và thay đổi lối sống lành mạnh hơn để điều trị tận gốc bệnh này.
  • Ăn uống lành mạnh để cung cấp cho cơ thể lượng vitamin cần thiết;
  • Cân nhắc kỹ việc dùng các loại thuốc giảm đau vì chúng có thể là nguyên nhân gây loét dạ dày;
  • Mặc dù căng thẳng không trực tiếp gây ra loét dạ dày, nhưng nếu tình trạng căng thẳng diễn ra thường xuyên, bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn;
  • Không hút thuốc;
  • Hãy rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn để tránh các vi khuẩn xâm nhập vào dạ dày.

Thay đổi chế độ ăn uống

Sau đây là một số điều bạn cần ghi nhớ trong việc ăn uống để giúp bệnh nhanh chóng hồi phục: https://profile.ameba.jp/ameba/kienthucbenh/
  • Hãy hạn chế dùng các loại thực phẩm chua, cay, nóng và nhiều dầu mỡ. Bên cạnh đó, bạn nên tránh tuyệt đối việc dùng rượu bia và các chất kích thích;
  • Tránh uống sữa và các sản phẩm làm từ sữa, vì chúng kích thích sự bài tiết axit trong dạ dày;
  • Chia phần ăn của bạn thành nhiều bữa nhỏ thay vì ăn một bữa thật no;
  • Đừng để bụng đói trong một thời gian dài;
  • Uống nước bạc hà và trà hoa cúc vì chúng có thể giảm các cơn đau do niêm mạc bị viêm;
  • Uống một thìa cà phê nước ép lô hội sau bữa ăn;
  • Ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng vitamin C cao để phòng ngừa loét dạ dày;
  • Ăn nhiều chất xơ;
  • Ăn thực phẩm có flavonoid cao như táo, cần tây và việt quất.
Bệnh viêm loét dạ dày nếu không được điều trị đúng cách thì về lâu dài sẽ dẫn đến ung thư. Vì vậy, bạn hãy luôn thận trọng trong các bữa ăn hằng ngày. Ngoài ra, bạn nên tham gia các hoạt động thể thao để giảm căng thẳng và tăng cường sức đề kháng.
Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh viêm loét dạ dày nếu có chế độ ăn uống không lành mạnh và thường xuyên căng thẳng. Hãy đến bệnh viện khám ngay nếu gặp những triệu chứng trên để được bác sĩ chẩn đoán bệnh sớm bạn nhé.
Viêm dạ dày là bệnh thường gặp trong dân số chung. Biểu hiện bệnh thông thường là đau vùng thượng vị. Tuy nhiên, nhiều lúc triệu chứng bệnh chỉ là đầy bụng, khó tiêu, ợ chua ợ hơi nên nhiều người không chú ý, dẫn đến bỏ qua không đi khám bác sĩ và điều trị bệnh. Về lâu dài, nếu như viêm dạ dày mạn tính không được điều trị đầy đủ sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, đặc biệt là khi nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Helicobacter pylori.

Tìm hiểu chung

Viêm dạ dày là bệnh gì?

Viêm dạ dày là tình trạng xảy ra khi dạ dày bị viêm hoặc sưng. Viêm dạ dày có thể xảy ra bất ngờ (viêm dạ dày cấp tính) hoặc kéo dài (viêm dạ dày mạn tính). Bệnh không nguy hiểm và có thể nhanh chóng chuyển biến tốt hơn sau khi điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, viêm dạ dày có thể dẫn đến loét dạ dày và tăng nguy cơ ung thư.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm dạ dày là gì?

Những người bị viêm dạ dày thường không có triệu chứng nào cho đến khi chẩn đoán. Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của viêm dạ dày là:
  • Ăn mất ngon;
  • Buồn nôn và ói mửa;
  • Đau vùng bụng trên;
  • Đầy hơi sau khi ăn.
Nếu niêm mạc dạ dày bị chảy máu, bạn có thể sẽ có những triệu chứng như đi tiêu phân đen, ói ra máu hoặc dịch ói có màu nâu lợn cợn.
Một số dấu hiệu hoặc triệu chứng khác không được liệt kê ở trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc về triệu chứng, xin vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay nếu các triệu chứng không thuyên giảm. Bạn cũng nên nói với bác sĩ nếu cảm thấy dạ dày không thoải mái sau khi uống thuốc, đặc biệt là Aspirin hoặc các loại thuốc giảm đau khác. Ngoài ra, nếu bạn nôn ra máu hoặc có máu trong phân, bạn cũng nên đến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra viêm dạ dày?

Nguyên nhân thường gặp của viêm dạ dày là:
  • Dùng một số loại thuốc như aspirin hay các thuốc kháng viêm không chứa steroid khác (NSAID);
  • Lạm dụng bia rượu;
  • Nhiễm trùng dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori.
Các nguyên nhân khác như rối loạn tự miễn dịch (như thiếu máu ác tính), trào ngược dạ dày, lạm dụng cocaine và căng thẳng.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải viêm dạ dày?

Viêm dạ dày rất phổ biến, tuy nhiên bệnh thường gặp nhiều hơn ở những người hay sử dụng thuốc giảm đau hoặc lạm dụng bia rượu. Bạn có thể kiểm soát viêm dạ dày bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ viêm dạ dày?

Có rất nhiều tác nhân làm tăng nguy cơ viêm dạ dày, như:
  • Uống thuốc giảm đau thường xuyên;
  • Lớn tuổi;
  • Căng thẳng;
  • Lạm dụng bia rượu;
  • Các bệnh viêm nhiễm khác: HIV/AIDS, viêm đường ruột và các bệnh nhiễm khuẩn khác.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm dạ dày?

Việc chẩn đoán viêm dạ dày thường dựa trên các mô tả triệu chứng của bệnh nhân. Tuy nhiên, để đảm bảo độ chính xác, các bác sĩ còn sử dụng các xét nghiệm như nội soi dạ dày, xét nghiệm H.pylori và xét nghiệm máu hoặc phân.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm dạ dày?

Thuốc kháng sinh và các thuốc kháng axit có thể được sử dụng để điều trị viêm dạ dày mạn tính gây ra bởi vi khuẩn Helicobacter pylori. Ngoài ra, bạn nên tránh uống nhiều bia rượu và tránh sử dụng các loại thuốc như ibuprofen, naproxen và aspirin trong quá trình điều trị.
Bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc sau đây để hạn chế nồng độ axit trong dạ dày:
  • Kháng sinh histamin-2 (H2): famotidine, Cimetidine, Ranitidine và Nizatidine;
  • Các chất ức chế bơm proton (PPI): Omeprazole, Esomeprazole, Iansoprazole, Rabeprazole and Pantoprazole.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể được truyền dịch và các thuốc khác để làm giảm nồng độ axit nếu bệnh viêm dạ dày chuyển biến nặng hơn.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm dạ dày?

Các lối sống và biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp bạn đối phó với bệnh viêm dạ dày:
  • Ăn nhiều bữa trong một ngày. Mỗi lần chỉ nên ăn một lượng nhỏ thức ăn;
  • Ăn thức ăn nấu chín;
  • Rửa tay trước khi ăn để tránh nhiễm trùng;
  • Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn không nên tự ý mua thuốc uống mà không có đơn của bác sĩ;
  • Ngưng hút thuốc lá;
  • Tái khám định kì để kiểm các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
Viêm dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori là nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất. Với sự tiến bộ của y học hiện tại, vi khuẩn Helicobacter pylori hoàn toàn có thể tiệt trừ bằng các phác đồ kháng sinh và thuốc kháng tiết dịch vị. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tỷ lệ chủng vi khuẩn kháng thuốc khá cao nên bạn nên tuân thủ điều trị đúng thuốc và đúng phác đồ của bác sĩ. Điều lưu ý là bệnh có khả năng tái phát do tái nhiễm Helicobacter pylori khi sử dụng chung chén đũa với người mang vi khuẩn, do đó nếu được nên khuyến khích người thân trong gia đình cùng tham gia điều trị nếu chẳng may họ cũng đồng mắc bệnh viêm dạ dày. Đây cũng là cách hữu hiệu bảo vệ sức khỏe cho bạn và cho cả gia đình.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Nguồn: Thực đơn món ngon gia đình mỗi ngày
Loading...