Thứ Ba, 25 tháng 9, 2018

Ăn uống đúng cách khi bị đau dạ dày: nên kiêng ăn gì

Thức ăn tốt cho người dạ dày sẽ có tác dụng hỗ trợ rất tốt trong quá trình điều trị bệnh dạ dày. Tuy nhiên, tùy vào khẩu vị, điều kiện và cơ địa của từng người mà lựa chọn món ăn cho phù hợp.
Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các món ăn bổ dưỡng cho người bị bệnh dạ dày để độc giả tham khảo.

Cháo gạo nếp + nho khô
Nguyên liệu cần chẩn bị: Gạo nếp 100g; nho khô: 50g
Cách làm như sau: Gạo nếp vo rồi đãi sạc sau đó nấu thành cháo nhuyễn, khi cháo chín cho nho khô và tiếp thầm nhừ đến khi cháo đạt đến đỗ nhuyễn theo yêu.
Người bị bệnh dạ dày có thể dùng món này để ăn sáng và thay cho bữa ăn xế chiều. Có tác dụng bổ tì, trị khỏi loét dạ dày, hỗ trợ làm lành vết thương, phù hợp với người bị xuất huyết dạ dày.
Trứng gà hấp ngó sen
Nguyên liệu: trứng gà 1 quả, ngó sen ép lấy nước chừng 30ml, tam thất bột 3g.
Cách làm: Trứng gà bỏ vỏ rồi trộn đều lòng trắng và lòng đỏ sau đó thêm nước ép ngó sen và tam thất vào rồi đem hấp cách thủy.
Trứng gà hấp ngó sen là món ăn có tác dụng cầm máu tốt, đánh tan những chỗ huyết bầm, giảm đau dạ dày, là món ăn mà người xuất huyết dạ dày nên ăn thường xuyên.
Món sứa biển và táo tàu
Nguyên liệu: Táo tàu: 500g; sứa biển 500g; đường đỏ 250g.
Cách nấu:  Cho cả 3 nguyên liệu trên vào nồi, khấy đều rồi nấu cô đặc. Dùng cao đặc này uống 2 lần trong ngày, mỗi lần 1 thìa.
Món sứa biển và táo tàu chuyên trị chứng bệnh viêm loét thành dạ dày và tá tràng, giảm chảy máu, giảm đau.
Món cháo hạt kê
Nguyên liệu: Hạt kê 200g; lạc: 200g; đậu đỏ: 100g
Cách nấu: Ngâm các nguyên liệu trên trong bát nước và để qua đêm. Sau đó, vớt những nguyên liệu này rồi cho vào nồi, đổ nước vừa đủ và ninh đến khi chín nhừ. Khi cháo kê đã chín, cho lượng đường phèn vừa đủ vào, đun tiếp đến khi tan hét đường thì tắt bếp.
Món cháo hạt kê chỉ nên ăn trong ngày và ăn khi còn ấm sẽ giúp giảm thiểu triệu chứng buồn nôn, đầy bụng, đau bụng do đau dạ dày gây ra.
Món dạ dày lợn hấp tiêu
Nguyên liệu: Dạ dày lợn: 300g; tiêu
Cách làm: Dạ dày lợn làm thật sạch, sau đó cho tiêu và gia vị vừa ăn vào trong dạ dày rồi cho vào hấp hoặc hầm đến khi nào chín nhừ.
Người bị đau dạ dày nên ăn món dạ dày lợn hấp tiêu 1 đến 2 lần trong tuần, ăn ngay khi nóng sẽ có tác dụng rất tốt cho dạ dày.
Cháo hạt sen
Cháo hạt sen có tác dụng bổ tỳ vị, mạnh dạ dày, đồng thời giúp thư giãn tinh thần, từ đó làm chậm sự tiến triển của bệnh.
Để làm cháo hạt sen bạn chuẩn bị nguyên liệu gồm: gạo 200g, hạt sen: 50g.
Cách làm như sau: cho hạt sen và gạo vào nồi, thêm nước và ninh đến khi nào chín nhừ là được. Tùy theo khẩu vị thích ăn mặn hay ngọt để thêm muối hoặc đường.
Người bị đau dạ dày có nên ăn quả chuối là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra các thông tin để độc giả tham khảo.
Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan tiêu hóa, vì vậy việc ăn uống như thế nào, ăn gì là vấn đề hết sức quan trọng, quyết định đến vấn đề sức khỏe của con người.
Khác với người bình thường, với người bệnh đau dạ dày do hệ tiêu hóa yếu hơn, chức năng dạ dày không còn hoạt động được tốt như trước nên chế độ ăn uống lại càng phải chủ ý. Do vậy, đối với những người bình thường, thực phẩm này rất tốt những có khi đối với người bị bệnh đau dạ dày lại là thực phẩm không tốt, ăn ít cũng sẽ có khả năng gây ra triệu chứng đau bụng dữ dội.
Theo đó, thông tin người bị đau dạ dày có nên ăn chuối từ trước đến nay có nhiều ý kiến trái chiều. Có ý kiến cho rằng, việc ăn nhiều chuối sẽ khiến tình hình bệnh tiến triển thêm nặng hơn, ngược lại cũng có những thông tin lại cho rằng ăn chuối có thể giúp ngăn ngừa triệu chứng, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh mang lại kết quả cao.
Vậy sự thực là người bị đau dạ dày có nên ăn chuối hay không? Dưới đây là những thông tin để độc giả tham khảo:
Đối với người dân Việt Nam, chuối là loại trái cây cực kỳ quen thuộc, được trồng cực kỳ phổ biến ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước.
Chuối có nhiều loại và loại nào cũng có chứa một loạt các vitamin, khoáng chất, đây là loại quả giàu dinh dưỡng mà có khả năng tăng cường hệ miễn dịch được các nhà khoa học, nhà dinh dưỡng học nghiên cứu và công nhận.
Theo đó, trong một quả chuối có chứa 1,1g chất đạm, 27,7g chất bột đường, 74g nước, ngoài ra còn có vitamin C, B1, mangan, sắt, kali… Chất kali trong chuối cũng hỗ trợ hệ tiêu hóa, hỗ trợ quá trình điều trị viêm loét dạ dày, kích thích sản sinh ra các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày, thành dạ dày.
Đặc biệt có một loại chất mà ta không thể không nhắc tới đó là chất pectin. Chất pectin có trong chuối là 1 loại glucid tác dụng cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa, nó giúp ngăn ngừa nhiễn trùng đường ruột, kích thích tiêu hóa, giảm thiểu hiện tượng đầy bụng khó tiêu..
Với những thành phần dinh dưỡng và các chất có trong chuối, người bị đau dạ dày chẳng có lý gì mà không ăn mỗi ngày từ 1-2 quả chuối. Tuy nhiên, việc quan trọng là người bị bệnh dạ dày nên chú ý trong việc ăn như thế nào và cần lưu ý những gì khi ăn chuối.
Những lưu ý khi người bị bệnh dạ dày ăn chuối
Người bị đau dạ dày nên ăn chuối, tuy nhiên phải là chuối chín. Nếu người bệnh ăn chuối chưa chín hẳn, chuối xanh, nhất là chuối tiêu xanh không chỉ khiến cho bụng bị cồn cào mà còn gây ra một loạt những triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu…Việc này sẽ khiến tình trạng bệnh của người bệnh trở nên nặng hơn, cơ thể thấy khó chịu hơn.
Điều cần lưu ý với người bị dạ dày khi ăn chuối là nên ăn khi bụng no và ăn sau bữa ăn cơm khoảng 20 – 30 phút, tuyệt đối không ăn chuối khi bụng đói.
Người bệnh dạ dày không nên ăn chuối tiêu, nên ăn các loại chuối như chuối ngự, chuối cau, chuối lá, chuối tây…
Bài thuốc trị bệnh dạ dày từ chuối
Quả chuối cũng là một trong những nguyên liệu tốt trong bài thuốc trị dạ dày. Dưới đây là bài thuốc từ quả chuối độc giả có thể tham khảo:
Nguyên liệu:
Chuẩn bị 1-2 quả chuối tiêu xanh, các bạn bỏ vỏ rửa sạch và ngâm qua với nước muối loãng để rửa sạch nhựa của chuối.
Cách thực hiện:
Cắt chuối thành từng lát mỏng và đem phơi khô hoặc sấy khô sau đó tán thành loại bột mịn và cất vào lọ thủy tinh dùng dần.
Mỗi ngày, bạn lấy một chút bột chuối tiêu và pha với 1 thìa mật ong sao cho tạo thành hỗn hợp đặc sệt mà bạn có thể vo tròn và nặn thành từng viên. Ngày nên ăn 2 lần, mỗi lần 1 viên.
Bài thuốc trên sử dụng kiên trì trong thời gian dài sẽ làm giảm hẳn các triệu chứng của bệnh dạ dày. Tuy nhiên, nếu không có thời gian thực hiện và để chữa dạ dày một cách triệt để, bạn phải tìm đến các loại thuốc đặc trị. Hiện nay, bài thuốc của lương y Đoàn Duy Khánh được nhiều người truyền tai nhau là hiệu quả, chữa khỏi bệnh dạ dày, tá tràng cho hàng nghìn bệnh nhân.
Nguồn: Thực đơn món ngon gia đình mỗi ngày
Loading...